Nội Dung
Kho ngoại quan là một thuật ngữ chuyên ngành thông dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, hải quan. Tuy nhiên, nhiều người dù biết cơ bản khái niệm là gì, nhưng khó mà có thể giải thích rõ ra được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt các chi tiết cùng với đó là những quy định phát luật kèm theo.
1. Kho ngoại quan là gì?
Là một khu vực kho bãi được lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách khu vực xung quanh. Mục đích để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vàc theo hợp đồng thuê kho ngoại quan dưới sự kiểm tra, giám sát của hải quan.
Ngoài ra theo khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan 2014 nêu rõ là: Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa để làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Những khu vực được phép thành lập
– Thường được thành lập ở những thành phố lớn, tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển, thuận lợi về giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy hoặc đường Hàng không. Như có: Kho ngoại quan Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh…tùy theo từng khu vực sẽ có những kho phù hợp nhằm phục vụ cho nền kinh tế hội nhập thế giới của Việt Nam.
– Những Khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc khu chế xuất..vv…cũng là những nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước và cũng là địa điểm thích hợp để thành lập kho. Như có: kho ngoại quan Cát Lái, Tân Thuận,……
– Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
3. Những quy định khác
Phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000 m2 trở lên. Đối với kho ngoại quan chuyên dùng để lưu giữ một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích chứa hàng tối thiểu 1.000 m3. Riêng đối với kho nằm trong khu vực cảng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. Bãi ngoại quan chuyên dùng phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.
3.1 Hồ sơ công nhận kho ngoại quan
- Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 01 bản sao.
- Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản sao.
- Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý kho: 01 bản chính.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng: 01 bản sao.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.
- Quy chế hoạt động: 01 bản chính.
3.2 Quy định về giám sát hải quan
Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi trong kho, tình hình hoạt động của kho và việc chấp hành pháp luật của chủ kho để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp.
Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho, chủ hàng hoặc chủ kho phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tổ chức theo dõi, giám sát.
Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Xem thêm:
Chuyển phát nhanh hỏa tốc trong ngày
Dịch vụ mua hộ, order hàng từ ANH về Việt Nam đảm bảo, an toàn